Giới thiệu

Chúng tôi luôn tạo ra những tour Du Lịch mang đậm bản sắc văn hóa để quý khách có thể tìm hiểu, khám phá về núi non, sông nước, con người Việt Nam, có những trải nghiệm thật thú vị tạo nguồn động lực cho quý Khách Hàng.

Du lịch Châu Đốc: đặc sản khô vào mùa tết

Nổi tiếng với nghề làm khô các loại: Khô lóc, tra phồng, sặc, rắn, nhái... Hiện các làng khô nổi tiếng ở Châu Đốc đang vào mùa cao điểm chế biến phục vụ tết.

Du lịch Châu Đốc: đặc sản khô vào mùa tết

26 Tháng 08

Đủ loại khô cá

An Giang được xem là nơi SX cá khô nổi tiếng ở ĐBSCL, như khô cá tra phòng, khô cá sặc bổi, khô cá lóc, khô rắn… mỗi năm có thể cung cấp cho thị trường và XK hàng trăm tấn khô các loại. Đặc biệt năm nay loại khô rắn SX tại Châu Đốc bán rất chạy.

Ông Nguyễn Phụng Hoàng, GĐ Cty TNHH MTV Bà Giáo Khỏe 55555 ở Châu Đốc – An Giang, chuyên SX loại khô rắn cung cấp thị trường tết cho biết: Năm nay, thị trường rất hút hàng loại khô rắn.

Tuy nhiên, thị trường biết đến loại khô này toàn là khách “vip”, vì giá khá cao từ 300-400 ngàn đồng/kg, loại đặc biệt lên tới 500 ngàn đồng/kg. Thời điểm này, Cty SX không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường, bởi nguồn nguyên liệu bị hạn chế, rắn nước, rắn bông súng, rắn râu, rắn chung, rắn hổ hành… phải chuẩn bị từ tháng 7 đến tháng 11 mới có sản phẩm làm khô. Thời gian đó là mùa nước lũ, nguồn rắn có nhiều, đặc biệt mua từ Campuchia về mới đáp ứng đủ lượng hàng bán dịp tết.

Khô rắn nước nướng

Theo ông Hoàng, nếu làm khô rắn mà mua rắn sống trong nước về làm giá quá cao, không có lời, bình quân cứ 4 kg rắn thịt cho ra 1 kg khô rắn. Để có sản phẩm khô rắn rất kỳ công: Phải làm rắn sạch, lấy thịt sau đó đưa vào máy đánh cho nhuyễn rồi ép thành từng khoanh tròn, hay hình bầu dục (tùy theo thị hiếu của thị trường). Sau khi thấy thịt rắn làm khô, còn xương rắn bán 200 ngàn đồng/kg cho người chuyên nấu cao rắn. Mỗi năm chỉ làm được một mùa khô rắn vào dịp tết.

Về vùng chuyên làm khô cá ở xã Khánh An, thuộc huyện An Phú – An Giang, một làng nghề nổi tiếng với nhiều loại khô cá từ cá lóc đồng, cá lóc bông, cá tra đến cá sặc bổi, vào những ngày này, tàu ghe cập bến ăn hàng tấp nập. Hằng trăm lao động từ trẻ em đến người già lao động nhộn nhịp, kẻ đánh vảy, người mổ cá…, quần quật suốt ngày để kịp đưa lên giàn phơi, tạo ra sản phẩm cá khô kịp phục vụ dịp tết.

Giá cả không cao

Kể từ giữa tháng 10 âm lịch, là thời điểm nhộn nhịp nhất của nghề làm khô cá phục vụ tết. Trước đây, chỉ có một vài hộ làm khô cá lóc bán lẻ ngay tại chợ, nay món đặc sản này đã có mặt ở khắp nơi, kể cả trong siêu thị. Bình quân một tuần lễ mỗi hộ ở làng khô cá Khánh An cho ra lò từ 2 đến 4 tấn khô sặc. Cứ 2 kg cá sặc tươi cho ra một kg khô, bán với giá 160.000-180.000 đ/kg, còn vào những ngày tết giá có thể tăng lên 200.000 – 250.000 đ/kg.

Khô cá lóc

Anh Huỳnh Văn Dũng, dân chuyên làm khô lâu năm ở xã Khánh An, huyện An Phú cho biết: Làng khô cá ở đây SX quanh năm, nguồn nguyên liệu dồi dào được nhập từ Thái Lan về qua cửa khẩu Campuchia.

Còn vào những tháng mùa lũ, lượng cá đồng trong nước phong phú, nên nguồn nguyên liệu được các hộ nuôi đem cá tươi đến tận nơi bán. Thông thường mỗi đợt mua cá để làm khô cá lóc, từ 5-10 tấn cá tươi, cả gia đình anh và 5 lao động, mỗi đợt SX trên 3-4 tấn khô, bán giá tại chỗ là 160.000 -220.000 đ/kg.

Còn ông Nguyễn Tấn Tài, chủ cơ sở khô cá lóc Kim Huê, ở huyện Chợ Mới – An Giang cho biết: “Vào những tháng gần tết như hiện nay, cơ sở ông tiêu thụ từ 800 -1 tấn tấn khô (ngày thường 250 – 300 kg khô). Thường thì 4kg cá lóc tươi được 1kg cá lóc khô và phải phơi trong 4 nắng mới xuất bán được.

Khô cá sặc rằn

Bà Phạm Thị Mây, chủ cơ sở khô cá lóc Năm Quýt, cho biết: “Để có miếng khô ngon, phải qua rất nhiều công đoạn như: Làm sạch, loại bỏ xương, ướp gia vị và đem phơi nắng. Trong đó, ướp gia vị rất quan trọng để tạo ra hương vị riêng của từng cơ sở và đây cũng là bí quyết gia truyền…”. Hầu hết những sản phẩm khô cá lóc ở An Giang đều được làm thủ công và phơi dưới ánh nắng mặt trời.

Giá khô cá năm nay vẫn như năm ngoái, bình quân từ 220.000 – 250.000 đ/kg (tùy cỡ lớn nhỏ). Tại chợ Long Xuyên, khô cá lóc Chợ Mới, An Phú và Thoại Sơn được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng nên bán rất chạy. Chị Nguyễn Thị Hồng, chủ sạp khô tại chợ Long Xuyên cho biết, bình quân mỗi mùa tết, sạp khô của chị bán vài trăm ký khô cá lóc và sặc rằng. Hầu hết nguồn nguyên liệu chủ yếu được cung cấp ở các tỉnh ĐBSCL với số lượng lớn. Chị Hồng chia sẻ: “Ngon hay không là do công đoạn ướp gia vị, đó là bí quyết để tạo ra sản phẩm cá khô ngon của từng cơ sở”./.

(Theo nongnghiep)

Nhận thông tin tour từ Alden Travel

Các thông tin về tour - chia sẻ mới hoặc những giải đáp!

Mở khung chat.
1
Close chat
Xin chào! Cảm ơn bạn đã ghé thăm website. Hãy nhấn nút Bắt đầu để được trò chuyện với nhân viên hỗ trợ.

Bắt đầu